Thành phố Đà Nẵng đã có lên kế hoạch phát triển khu vực Tây Bắc từ năm 2020, hàng loạt các công trình lớn, hiện đại được đầu tư xây dựng. Với mong muốn đồng hành trong việc phát triển du lịch của thành phố biển, Tập đoàn Trung Thủy đã đẩy mạnh triển khai dự án, song song với những sáng kiến hỗ trợ an sinh và cải thiện cuộc sống cư dân bản địa.

Tiềm năng du lịch phía Tây Bắc Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng từ xưa đến nay đã là một trong những điểm du lịch nổi tiếng dành cho du khách trong và ngoài nước. Nhưng đa số những địa điểm du lịch được nhắc đến nhiều lại thường nằm trong các quận trung tâm hoặc phía Nam, phía Đông thành phố, hướng về Hội An.
Trong khi đó, khu vực Tây Bắc Đà Nẵng vô cùng tiềm năng với tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan phong phú, song lại bị quên lãng trong nhiều năm liền chưa được khai thác tối ưu.

Điển hình, làng chài Nam Ô – Thuỷ Tú có địa thế độc nhất vô nhị: “Với thế núi, thế sông đẹp như tranh họa đồ, phía Bắc có đèo Hải Vân án ngữ, phía Tây có núi hầm Vàng, vắt giữa là con sông Cu Đê chảy ra biển Nguyễn Tất Thành. Đây được mệnh danh là vùng đất tài lộc, thịnh vượng, “viên ngọc xanh” của Việt Nam.”

Mỗi dịp xuân về, các chùa chiền, công trình văn hoá, lịch sử… cũng thu hút rất nhiều du khách tụ họp về đây. Trong suốt một thời gian dài như vậy, các hoạt động du lịch đều mang tính tự phát, rời rạc, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu định hướng du lịch bền vững. Hệ quả là ảnh hưởng về môi trường nghiêm trọng, cũng như khó khăn trong việc ổn định và nâng cao chất lượng sống của cư dân bản địa.

Nhận thức được vấn đề nghiêm trọng này từ hơn 10 năm trước, Tập đoàn Trung Thuỷ đã từng bước tìm hiểu vùng Nam Ô về giá trị thiên nhiên, bề dày văn hoá lịch sử của vùng. Để từ dần định hướng phát triển cho du lịch toàn khu vực.

Đồng hành cùng phát triển

Ngoài việc chú trọng phát triển ngành du lịch, Tập đoàn Trung Thủy cũng đặt lên hàng đầu vấn an sinh xã hội và đồng hành trên chặng đường cải thiện cuộc sống cộng đồng địa phương. Từ đó, dần hình thành bức tranh du lịch với một diện mạo hoàn chỉnh hơn, bền vững hơn với sự chung tay của cả chính quyền, doanh nghiệp và cư dân nơi đây.

Ngày 15/4/2023, Tập đoàn Trung Thuỷ khởi động dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô. Cũng tại sự kiện, công bố chính thức chương trình “Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cộng đồng”, với ngân sách hỗ trợ lên tới 1 tỷ đồng. Cụ thể như: trao tặng 50 suất hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại làng Nam Ô, triển khai tuyến phố ăn vặt dọc công viên Nguyễn Tất Thành và liên kết với các trường đại học tại Đà Nẵng để khởi tạo chương trình đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương.

Tuyến phố ăn vặt dọc công viên Nguyễn Tất Thành có tới 50 xe bán hàng được tài trợ, để kinh doanh các món ăn địa phương. Tập đoàn Trung Thủy đã thực sự mang tới giá trị cho cả du khách và cộng đồng địa phương. Từ nay mỗi hộ dân sẽ có thêm một nguồn thu nhập khác ngoài các nghề truyền thống như đánh bắt thuỷ hải sản.

Từ một bãi đất đá ngổn ngang, nhếch nhác, công viên Nguyễn Tất Thành giờ đây đã trở nên khang trang, sạch đẹp không ngờ. Trở thành trung tâm của khu vực công viên, đón hàng ngàn du khách tới tham quan mỗi ngày.

Tác phẩm điêu khắc Cổng Nam Ô tại lối dạo bộ ven biển cũng trở thành điểm check in được giới trẻ Đà thành yêu thích. Đây chính là bước ngoặt lớn khiến khu Tây Bắc thay đổi diện mạo hoàn toàn, trở thành “thành phố mới” tại Đà Nẵng.

Theo đơn vị quản lý tuyến phố ghi nhận lại, tuyến phố đã thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày chỉ sau hơn nửa tháng chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là địa điểm để mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà, người dân đến đây để tập thể dục, yoga; là vui chơi giải trí của trẻ em hay tụ tập bạn bè, check in hẹn hò của các cặp đôi.

Tầm nhìn xa và định hướng phát triển

Ngoài việc tạo kế sinh nhai cho người dân qua hoạt động buôn bán, việc liên kết với các đơn vị giáo dục tại Đà Nẵng nhằm đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương mang ý nghĩa rất lớn.Với mục đích giúp cộng đồng dân cư được tiếp cận và hiểu rõ thông tin, nghiệp vụ, kỹ năng trong du lịch. Đây là tầm nhìn xa của nhà phát triển dự án, không những góp phần tăng thu nhập cá nhân và hộ gia đình, mà còn ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của địa phương. Khi đảm bảo được kế sinh nhai của người dân, mới đảm bảo được những bước phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng vốn có của Nam Ô.

“Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và sự đồng hành của địa phương, tôi tin rằng Nam Ô sẽ trở thành một điểm dừng chân không thể bỏ qua dành cho mọi du khách trên hành trình di sản Huế – Đà Nẵng – Hội An”, Tại sự kiện khởi động dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô, bà Dương Thanh Thủy – Phó chủ tịch Tập đoàn Trung Thủy, chia sẻ.

Tầm nhìn xa của nhà đầu tư và định hình hướng phát triển chi tiết, ưu tiên bảo tồn văn hóa, xây dựng du lịch bền vững bên cạnh ưu tiên cải thiện và phát triển đời sống cư dân bản địa. Nền du lịch Nam Ô đã và đang dần thành hình trong một diện mạo tươi tắn hơn, đánh thức “nàng công chúa ngủ say” để sẵn sàng trở thành trụ cột của du lịch Tây Bắc Đà Nẵng.